Bí kíp chụp ảnh kiến trúc & nội thất dành cho người mới
Thế giới nhiếp ảnh thật bao la. Mỗi một bộ môn lại có một set các kĩ thuật chụp khác nhau. Sau đây LF Studio xin phép chia sẻ một số quy tắc và setting căn bản để chụp ảnh nội thất cho người mới. Hy vọng có thể giúp ích cho mọi người. Let’s go!
Ảnh chụp tối với theme Giáng Sinh ấm cúng & tình cảm. Công trình của Familia Design
Ánh sáng
- Chụp dư sáng 1 chút sẽ giúp công trình nhìn sáng, sạch sẽ, bắt mắt hơn theo góc nhìn của đa số.
- Hạn chế bật quá nhiều loại đèn, ánh sáng pha trộn vào nhau sẽ làm ảnh của bạn bị ám màu của đèn và giảm độ tương phản. Đa số các công ty thiết kế không thích ảnh bị ám.
- Chụp với ánh sáng tự nhiên sẽ mang lại cho công trình của bạn 1 cảm xúc mới, hãy thử xem nhé!
- Kéo rèm voan trắng sẽ làm ánh sáng từ cửa sổ đỡ gắt hơn, tản đều hơn ra khắp phòng. Có thể áp dụng trick này trong render lẫn chụp ảnh thực tế.
Ánh sáng tự nhiên trong công trình của Nội thất Elemental
Phòng ngủ master nhẹ nhàng thanh lịch do PCA Architect thiết kế & thi công
2. Cao độ
- Bắt đầu từ cao độ mắt người để có góc nhìn tự nhiên nhất, sau đó gia giảm tùy theo bối cảnh. Tránh để camera quá thấp làm cắt mất bề mặt bàn, bệ nội thất trong nhà.
3. Setting cơ bản
- Bắt đầu từ chế độ Av, khẩu độ F8 iso 100 và đặt cố định chân máy và “phơi” sáng.
- Có thể mở khẩu đối với các góc cận cảnh
- Tránh khép khẩu quá sâu F16-F22 làm ảnh bị nhiễu xạ, giảm độ nét và làm lộ bụi bẩn trên cảm biến.
4. Tiêu cự
- 04 dạng tiêu cự: Toàn - Trung - Cận - Đặc tả chất liệu
- Có thể phân chia tiêu cự theo tỷ lệ 20% toàn (14-24mm), 40% trung (35mm), 30% cận (70-85mm), 10% đặc tả (trên 100mm) sắp xếp đan xen để bộ ảnh thú vị hơn.
- Tránh chụp 1 bộ ảnh toàn góc rộng (thiếu điểm nhấn) hoặc toàn góc cận (thiếu thông tin).
5. Bố cục
- Góc phối cảnh 1 điểm tụ : Chụp thẳng vào 1 diện, giúp người xem tập trung hướng nhìn vào 1 mảng hoặc 1 chủ thể nhất định.
- Góc “3/4”: Chụp từ góc phòng, nhìn thấy 3 diện tường, thể hiện chiều sâu và góc nhìn tổng quát của cả không gian.
- Bố cục 1/3: Đặt chủ thể chính của tấm ảnh vào 1/3 góc trên- dưới- trái- phải của khung hình.
- Bố cục đường dẫn: Tận dụng đường nét của các yếu tố trong khung ảnh để hướng mắt nhìn tập trung vào 1 chủ thể chính.
- Bố cục đối xứng
- Bố cục Frame in Frame: Đặt chủ thể chính trong 1 khung hình khác.
- Phân lớp: Tránh chụp thẳng vào chủ thể. Nên chụp “có trước có sau”. Có tiền cảnh, hậu cảnh phân thành nhiều lớp tạo chiều sâu cho không gian.
- Reframe: Thử crop ảnh để tạo các bố cục mới từ các ảnh đã chụp
Trên đây là các quy tắc cơ bản, bạn có để bạn vận dụng và sáng tạo theo góc nhìn của mình nhé.
Máy móc thì có thể mua ngay lập tức khi có tiền, còn việc chụp sao cho đẹp thì cần phải có quá trình trải nghiệm. Không nhất thiết phải có máy ảnh đắt tiền mới chụp được, bạn có thể dùng ngay chiếc điện thoại của mình để sáng tác nhé. Xách máy lên và đi chụp thôi! Let’s Go!!
Hãy chia sẻ vì nó miễn phí ;) Cám ơn bạn!
LivingFrames Vietnam.